|
Giới Thiệu Nội Dung
Đã 10 giờ sáng, bạn có biết các nhân
viên của mình đang ở đâu và làm gì không? Là lãnh đạo, bạn luôn mong muốn nhân
viên của mình làm việc chăm chỉ, đúng giờ và hiệu quả cao. Nhưng để quản lý một
đội ngũ nhân viên, nhất là khi họ lại không bị bó buộc và nhất thiết phải có mặt
tại văn phòng làm việc là một điều không hề đơn giản.
Vậy làm thế nào để quản lý những nhân viên này một cách có hiệu quả nhất? Đây
đều là một câu hỏi không dễ có câu trả lời.
Để giải quyết triệt để bài toán khó nói trên, đòi hỏi ở bạn rất nhiều nỗ lực và
sự đầu tư cả về công nghệ và con người. Tuy nhiên, bù lại bạn có thể sớm có được
sự tưởng thưởng xứng đáng.
Hãy bắt đầu bằng việc phác thảo các chính sách cho các hoạt động từ xa. Hãy đặt
ra các chính sách tập trung vào đội ngũ nhân viên làm việc trong môi trường này,
theo đó cần có các quy định cụ thể về hoạt động đào tạo, các quy tắc truyền văn
bản (file), gửi thư điện tử (email) và sàng lọc thông tin.
Ví dụ như, các nhân viên lưu động của bạn có lưu giữ các dữ liệu cạnh tranh của
Công ty trên máy tính của họ? Việc sao lưu dữ liệu được thực hiện như thế nào?
Bạn có quyền tiếp cận vào lúc mà nhân viên của bạn rời máy tính không? Liệu có
thoả thuận nào bằng văn bản chỉ định rõ các quyền của công ty được tiếp cận
laptop hay thiết bị cầm tay khác của nhân viên làm việc từ xa?
Có một điều rất quan trọng, đó là bạn cần phải có biện pháp hữu hiệu để giám sát
mọi hoạt động kể trên.
Dưới đây là 7 nguyên tắc sẽ giúp bạn duy trì các mối quan tâm, bảo vệ các lợi
ích kinh doanh của Công ty, đồng thời giúp động viên đội ngũ nhân viên lưu động
làm việc hiệu quả nhất:
1. Đổi mới phong cách quản
lý.
Các nhà quản lý thường thiếu sự tin cậy hoặc không mấy hài lòng với các nhân
viên làm việc từ xa - những người thường rất dễ bị bỏ qua và không được thông
tin một cách đầy đủ.
Phong cách giám sát và mệnh lệnh như vậy giờ đây không còn thích hợp với các
nhân viên làm việc từ xa vốn rất năng động. "Khi các mối quan hệ thất bại,
nguyên nhân đa phần đó là do nhà quản lý hơn là lỗi của nhân viên", Avramidis
cho biết như vậy.
Có một giải pháp được nêu ra đó là hãy yêu cầu mọi nhân viên trong công ty đều
có một khoảng thời gian làm việc từ xa, kể cả bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy
việc làm này giúp nhanh chóng thay đổi thái độ của bạn ra sao.
2. Hãy đặt mọi người trong
cùng một khung chính sách.
Nếu không có những hướng dẫn nhất quán, mỗi nhân viên làm từ xa sẽ tự đặt ra một
danh sách các ưu tiên cá nhân. Trong trường hợp này, nếu may mắn sẽ tạo sự đồng
thuận, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, còn không sẽ ảnh hưởng, thậm chí
đánh mất tính hiệu quả trong công việc.
Hãy đảm bảo và tạo cho đội ngũ nhân viên làm việc từ xa đều có cùng nhận thức và
cách làm đáp ứng những mục tiêu kinh doanh của Công ty. Các giải pháp công nghệ
ngày nay sẽ giúp bạn thực hiện việc này trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ, phần mềm Microsoft Share Point Services có thể được sử dụng để xây dựng
một trang web bảo mật dùng riêng cho các nhân viên và nhà quản lý. Khi cần đối
chiếu hoặc chia sẻ các thông báo, những vấn đề cần quan tâm,... mỗi thành viên
có thể truy cập từ bất cứ địa điểm nào để tìm kiếm thông tin, tìm hiểu quy trình
và đánh giá tiến độ, lịch trình cùng các mục tiêu.
Ngoài ra, các công cụ trực tuyến khác được thiết kế cho việc giám sát nhân viên
định kỳ cũng rất sẵn có trên thị trường. Hãng Success Factors đã cung cấp một
sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng theo đó giúp cho việc kết nối hoạt động của
nhân viên với các mục tiêu của công ty được dễ dàng.
Như vây, các nhân viên và nhà quản lý sẽ biết và có điều kiện để truy cập vào
một trang web trực tuyến được định sẵn để cập nhập những mục tiêu và nhiệm vụ
thường xuyên của Công ty. Điều này, theo Andy Cohen, Giám đốc Sucess Factors,
cho biết: "Nó sẽ giúp mọi người trong công ty biết rõ nhiệm vụ chung",
3. Giới hạn quyền tiếp cận
thông tin.
Không có lý do thích hợp nào có thể giải thích tại sao mọi nhân viên có quyền
tiếp cận tất cả các thông tin và dữ liệu của công ty. Theo ông Harprit Singh,
CEO của Intellicomm, Hãng dịch vụ viễn thông toàn cầu có trụ sở tại Philadelphia
- Mỹ thì "Quyền tiếp cận cần được thiết kế từ bối cảnh thực tế của công ty". Ông
còn nhấn mạnh: "Bộ phận IT cần đặt câu hỏi về những ai cần tiếp cận những gì và
khi nào, sau đó đặt ra các mức tiếp cận khác nhau. Bạn cũng có thể giới hạn dữ
liệu với các hoạt động tiếp cận từ xa và mở rộng hơn đối với các hoạt động tiếp
cận tại văn phòng".
4. Thường xuyên giữ mối
liên lạc.
Việc giao tiếp và theo sát các nhân viên lưu động đòi hỏi ở bạn (nhà quản lý)
một nỗ lực đặc biệt. Đối với các nhân viên làm việc tại công sở, họ có thể trực
tiếp nhìn vào mặt sếp và biết được bầu không khí trong công ty. Còn đối với các
nhân viên làm việc từ xa, việc trông cậy vào các email, tin nhắn hay văn bản sẽ
không thể giúp họ nhiều về vấn đề này. Do vậy, bạn cần thường xuyên trò chuyện
qua điện thoại với các nhân viên lưu động. Hãy mang lại cho các nhân viên này
những thông tin cập nhập định kỳ để duy trì mối quan hệ với các nhân viên khác
trong công ty.
5. Tạo ra sự phối hợp giữa
quản lý nhân sự (HR) với quản lý công nghệ thông tin (IT).
Chuyện gì xảy ra khi một nhân viên làm việc từ xa gọi điện báo ốm? Bạn có tin
chuyện đó không? Và làm thế nào để các nhân viên này được hưởng tất cả các trợ
cấp hay những khóa học? Các điều kiện HR, trợ cấp và chính sách
lương thưởng với các nhân viên làm việc từ xa phải không có gì khác biệt so với
các nhân viên làm việc tại công sở.
Có một cách thức để giải quyết vấn đề này đó là hãy yêu cầu có sự phối hợp hiệu
quả giữa nhà quản lý nhân sự với nhà quản lý công nghệ thông tin . Họ cần đưa ra
các giải pháp, chính sách đã được thống nhất thông qua trao đổi, thảo luận để
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc của các nhân viên lưu động. Làm được
điều này, chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi có được không ít các chính sách
tuyệt vời.
6. Luôn kết nối công nghệ.
Một trong những thách thức thực sự đối với việc quản lý đội ngũ nhân viên làm
việc từ xa đó là khả năng kết nối với các thiết bị mà những nhân viên này sử
dụng. Bạn thường xuyên cập nhập thông tin đến các nhân viên này ra sao? Bạn tích
hợp các thiết bị công nghệ cầm tay cá nhân của họ như điện thoại di động, mạng
LAN, website cá nhân với các firewall của công ty ra sao? Thế còn về những giao
tiếp nội bộ thì như thế nào?
Theo một cách thức tự nhiên, khi đội ngũ nhân viên làm việc từ xa tăng lên,
những đòi hỏi về quản lý theo đó cũng tăng theo. Chủ tịch Doug Young của hãng
Live Cargo, thành lập vào năm 2003, đã áp dụng nhiều dạng công cụ trực tuyến
theo yêu cầu của khách hàng để kết nối hiệu quả giữa công ty và các nhân viên ở
mọi nơi, mọi lúc. Các phần mềm này được thiết kế để truyền tải file dữ liệu,
chẳng hạn như đính kèm file gửi qua email, thực hiện lưu trữ từ xa và tăng cường
năng lực cộng tác, qua đó đảm bảo dữ liệu của các nhân viên luôn được đưa vào hệ
thống dữ liệu chung của Công ty.
Các giải pháp của LiveCargo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải tải (download)
hàng chục bản copy các file dữ liệu từ đĩa cứng của các nhân viên, thay vào đó
tất cả đã được lưu trữ tại một nguồn duy nhất.
7. Đánh giá hiệu suất chứ
không phải hoạt động.
"Nếu bạn vạch ra các yêu cầu rõ ràng cùng những mục tiêu hành động, và các nhân
viên không cần ở trong văn phòng hay không cần giao tiếp bằng lời nói với mọi
người, điều này sẽ không thành vấn đề gì lớn khi mà 8 giờ làm việc của nhân viên
là từ giữa đêm cho đến 8 giờ sáng", Roberta Matuson, một nhà tư vấn nhân sự, cho
biết.
Ngoài ra, các nhân viên làm việc từ xa thường gặp nhiều khó khăn hơn các nhân
viên khác trong việc chứng tỏ bản thân, điều này có nghĩa rằng họ có thể không
được thăng tiến hay được chia thưởng như nhiều đồng nghiệp có các mối quan hệ
mặt đối mặt với nhà quản lý.
Do vậy, bạn cần có chính sách đánh giá chuẩn xác nhất hiệu quả công việc của các
nhân viên làm việc từ xa, chứ không phải là họ chăm chỉ ra sao, chấp hành đúng
giớ giấc làm việc như thế nào,....
Rõ ràng, các chính sách cho phép nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn có thể tạo
ra một chất lượng và hiệu quả công việc to lớn, nhưng điều này chỉ có được khi
bạn thực thi những bước đi hiệu quả để sử dụng đúng sức mạnh của phương thức làm
việc này.
Có thể thấy làm việc từ xa đòi hỏi có sự thích nghi từ phía các nhà quản lý cùng
một hoạt động giám sát thích hợp. Bởi nếu các nhân viên làm việc từ xa không nằm
trong tầm kiểm soát thì làm sao họ kiểm tra được liệu các nhân viên đó có đang
chuyên tâm làm việc hay không.
Giải pháp đặt ra là các nhà quản lý nên chú trọng đến kết quả thay vì các hoạt
động cụ thể. Điều này có nghĩa là phải đề ra được các mục tiêu rõ ràng cho từng
nhân viên làm việc từ xa, đảm bảo rằng các nhân viên hiểu rõ mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở đó, các nhà quản lý xây dựng một kế hoạch giám sát theo từng tiến độ
công việc.
Một điều quan trọng nữa là các nhà quản lý cũng phải tìm cách để dần đưa những
nhân viên làm việc từ xa gia nhập các tập thể lớn hơn nhằm đảm bảo họ không bị
cô lập với thế giới bên ngoài.
Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp? Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây. |
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org