GIỚI THIỆU

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(INFORMATION TECHNOLOGY)


 

IT Staff
Định hướng lộ trình phát triển nghề nghiệp IT, phương pháp lập kế hoạch, thực hiện công việc, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp & lắng nghe, kỹ thuật viết email, viết báo cáo và kỹ năng trình bày…Chương trình được thiết kế dựa trên báo cáo khảo sát của tổ chức Gartner về những kỹ năng quan trọng cần trang bị cho người làm IT. Với chương trình được thiết kế toàn diện này giúp các bạn sinh viên IT mới ra trường hay nhân viên IT đang đi làm sẽ tự tin làm chủ bản thân và định hướng nghề nghiệp của mình, vững vàng hơn trong công việc IT.

IT Helpdesk
T Helpdesk hỗ trợ User sử dụng máy tính cho công việc hàng ngày bao gồm: Cài đặt, bảo trì, xử lý sự cố phần mềm, phần cứng, mạng và các sự cố khác của máy tính cá nhân. Ngoài ra IT Helpdesk còn nhận và trả lời các cuộc gọi điện thoại và e-mail từ những người sử dụng gặp các vấn đề với những hoạt động của một hoặc nhiều máy tính. IT Helpdesk có thể được tổ chức tại một trung tâm hỗ trợ người sử dụng với các mục tiêu xử lý sự cố đặc biệt. Đôi khi, IT helpdesk dùng các công cụ chẩn đoán từ xa để phát hiện sự việc, nhưng thường công việc của họ là lắng nghe một cách cẩn thận, đặt câu hỏi chính xác và xác định bản chất của vấn đề từ yêu cầu của người dùng.
– Vì phải làm việc trước tiếp với người dùng để hỗ trợ khắc phục sự cố nên bên cạnh kiến thức chuyên môn, đòi hỏi người làm IT helpdesk phải có những kiến thức và kỹ năng liên quan khác như: Làm việc nhóm, điện thoại, lắng nghe và đặt câu hỏi xác định vấn đề, làm việc với các khách hàng khó tính, viết tài liệu hỗ trợ kỹ thuật.

IT Administrator
Trách nhiệm của một người quản trị hệ thống mạng bao gồm: Thiết kế , triển khai, quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng máy tính, và hệ thống mạng nội bộ LAN, mạng diện rộng WAN của tổ chức doanh nghiệp. IT Administrator làm việc với một loạt các thành phần phần cứng máy tính, cũng như các chương trình hệ thống và ứng dụng phần mềm với các cấu hình khác nhau. Họ theo dõi việc sử dụng hệ thống mạng và các chức năng của nó. Trong trường hợp hệ thống có sự cố; họ thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, xử lý sự cố để xác định và giải quyết những vấn đề khó khăn. Công tác quản trị hệ thống mạng thường được thực hiện từ thiết bị đầu cuối máy tính đặc biệt truy cập thông tin mạng.
– Trong một số tổ chức hay doanh nghiệp, người quản trị hệ thống mạng cũng sẽ chịu trách nhiệm về các biện pháp an ninh mạng. Họ có thể làm việc với các phần mềm chống virus và các chương trình mã hóa dữ liệu. Hay là quản lý việc hạn chế truy cập mạng.
– Đối với các chuyên gia mạng có tay nghề cao, đó là tất cả công việc trong một ngày làm việc. Tuy nhiên, kỹ sư mạng không chỉ am hiểu về công nghệ, giải quyết các vấn đề về hệ thống mà còn cần trang bị thêm các kỹ năng như: Tổ chức công việc; lập các kế hoạch, thiết kế giải pháp kỹ thuật, xây dựng ra tiêu chuẩn, chính sách để quản trị hệ thống.

IT Manager
IT Manager là người quản lý công nghệ thông tin ở vị trí đứng đầu trong bộ phận IT. Những nhà quản lý IT này có thể quản lý tất cả quyết định công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, hoặc các tổ chức lớn hơn; Họ có thể lãnh đạo một đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin, hạ tầng máy chủ, cơ sở dữ liệu, và các phần mềm ứng dụng kinh doanh.
Vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức hơn là chuyên môn công nghệ – IT Manager cần phải hiểu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng giao tiếp rõ ràng các thông tin về kỹ thuật, công nghệ cho các đơn vị không có liên quan đến kỹ thuật hoặc khách hàng.
Vai trò của người IT Manager cũng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch chiến lược, phân bổ tài nguyên – nguồn lực, chính sách; cũng như IT Manager có thể tham gia vào việc tuyển dụng và đánh giá năng lực của nhân viên cấp dưới.

Chief Information Officer - CIO
Giám đốc Thông tin (CIO) hoặc Giám đốc CNTT (IT) là một chức vụ thường được trao cho các nhà quản lý cấp cao nhất trong một doanh nghiệp chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin và các hệ thống máy tính hỗ trợ các mục tiêu doanh nghiệp.

CIO chịu trách nhiệm về một số vai trò: Đầu tiên và quan trọng nhất, CIO phải hoàn thành vai trò của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh chuyên môn IT họ còn phải nắm rõ mô hình quản trị kinh doanh của tổ chức. Họ đưa ra các quyết định hành pháp liên quan đến những mảng như: Mua sắm thiết bị CNTT từ các nhà cung cấp hoặc thiết kế ra các hệ thống mới. Lên các kế hoạch bao gồm việc xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi và tuân thủ, lập định hướng chiến lược, lập ngân sách, tìm kiếm đánh giá và chọn lựa đối tác hay nhà cung cấp, tổ chức triển khai dự án, thuê mướn hoặc đào tạo nguồn lực IT...

Ngoài ra, CIO còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc tính toán làm thế nào để gia tăng lợi nhuận kinh doanh thông qua việc sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin thích hợp, cũng như vai trò quan trọng trong việc cắt giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm hoạ có thể xảy ra.

Vì vậy việc đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý cho đội ngũ Quản lý IT là điều tất yếu vô cùng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp.

Hãy tham thảo Các Khóa Học Phát Triển Toàn Diện Dành Cho Bộ Phận IT do các Giảng viên chuyên nghiệp tại Học Viện Đào Tạo Masterskills giảng dạy.

Kỹ Năng Chuyên Viên IT

Kỹ Năng Hỗ Trợ Chuyên Nghiệp

Kỹ Năng ServiceDesk Hiệu Quả

Kỹ Năng Quản Trị Hệ Thống

Kỹ Năng Quản Lý IT Toàn Diện

Kỹ Năng Giám Sát IT Hiệu Quả

ITIL V3 Foundation

Quản Lý Dịch Vụ IT - ITSM

Kỹ Năng Quản Lý Dự Án IT

Triển Khai Dự Án IT Hiệu Quả

An Toàn Bảo Mật Thông Tin

Nhận Thức Bảo Mật Thông Tin

Quản Trị Rủi Ro CNTT

Kiểm Toán IT Nội Bộ

Ứng Dụng Tư Duy Mindmap

Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin

 

 Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp?


Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.


Profile Masterskills
 

 

MasterSkills_Profile_VN (6MB)
MasterSkills_Profile_EN (12MB)

 


 Một Vài Hình Ảnh Các Khóa Học

Kỹ Năng Online Marketing. Quản Lý Dự Án Chuyển Đổi Số. Kỹ Năng Thực Hiện Karakuri Kaizen. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề.
Tư Duy Sáng Tạo. Truy Tìm Nguyên Nhân Gốc Rễ. Kỹ Năng Quản Lý Bản Thân. 7 Công Cụ Quản Lý Chất Lượng.
7 Thói Quen Thành Đạt. Tâm Lý & Hành Vi Khách Hàng. Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện. Kỹ Năng Giám Sát Nhân Viên Bán Hàng.
Kỹ Năng Đàm Phán Thuyết Phục Khóa Học Kỹ Năng KAIZEN  Quản Trị Rủi Ro & Bảo Mật Thông Tin. Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện.
Giám sát Kênh Bán Hàng. Kỹ Năng Giám Sát Sản Xuất - TWI Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện. Kỹ Năng Quản Lý Cấp Trung.
Quản Lý Bảo Trì Công Nghiệp - TPM. Kỹ Năng Tư Duy Logic. Quản Lý Bảo Trì Công Nghiệp - TPM. Tâm Lý & Hành Vi Khách Hàng.
Quản Lý Bảo trì Công Nghiệp - TPM. Quản Lý Sự Thay Đổi. Đạo Đức Và Thái Độ Làm Việc. Tác Phong Làm Việc Chuyên Nghiệp.
Truyền Thông Nội Bộ. Kỹ Năng Lãnh Đạo Hiệu Quả. Xây Dựng Hình Ảnh Cá Nhân. Quản Trị Kho Hàng.
Quản Lý Bảo Trì Công Nghiệp - TPM. Duy Tích Cực. Quản Lý Hiệu Suất Nhân Viên. Tinh Thần Làm Chủ & Chịu Trách Nhiệm.
Kỹ Năng Viết Báo Cáo. Quản Lý Chuyên Nghiệp. Giám Sát Nhân Viên Bán Hàng. Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc