MÔ HÌNH HỌC TẬP VAK
 

Mô hình kiểu học tập VAK được phát triển bởi các nhà tâm lý học trong những năm 1920 để phân loại những cách phổ biến nhất mà mọi người học. VAK được nghiên cứu bởi các giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro-linguistic programming – Lập trình ngôn ngữ tư duy) theo đó con người học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi). Trong đó 5 giác quan đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính: V (Visual): Hình ảnh, A (Auditory): Âm thanh, K (Kinesthetic): Vận động

Việc vận dụng nó vào bất kỳ lĩnh vực nào cũng cho bạn những kết quả khác biệt so với những cách mà bạn đang học. Thông thường sẽ có người thuộc 2 trong 3 cách, có người thuộc 1 trong 3 cách, có người thuộc vào cả 3 cách. Kết hợp cả 3 cách V, A, K hình thành cách học siêu tốc phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Việc áp dụng phương pháp VAK là phương pháp để phân loại phương pháp học nào hiệu quả với người học sẽ giúp cho:

Giúp cho người học chọn cách học, nơi học, nội dung và người hướng dẫn phù hợp nhất với phương pháp học của người, nâng cao hiệu quả học tập.
Giúp cho người dạy xây dựng chương trình học phù hợp hơn với từng nhóm học viên cụ thể của mình hiện tại và tuỳ chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với nhóm học viên của mình.

Chính 3 cách tiếp nhận này, quy định cách học của mỗi cá nhân. Khi hiểu được xu hướng tiếp nhận thông tin của bản thân là gì, chúng ta sẽ tìm ra được cách học phù hợp cho mình.

Người học theo cách học hình ảnh (Visual Learners)
Có hai xu hướng nhỏ hơn là: Ngôn ngữ và không gian. Những người theo hướng Hình ảnh – Ngôn ngữ thích học qua ngôn ngữ viết như đọc và viết. họ nhớ dễ dàng những gì đã viết ra, thậm chí dù họ không đọc lại nó. Họ cũng dễ tập trung và người nói hơn nếu người đó nhìn họ. Người học theo kiểu Hình ảnh – Không gian thường gặp khó khăn hơn với ngôn ngữ viết và làm việc tốt hơn với biểu đồ, phim ảnh và các loại hình ảnh khác. Họ dễ dàng hình dung ra khuôn mặt và địa điểm bằng cách sử dụng trí tưởng tượng và ít khi bị sai lạc.

Với những người học theo phương cách Visual, họ nên phát huy những hoạt động sau:

+ Sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa hoặc các dụng cụ bổ trợ hình ảnh khác.
+ Sử dụng dàn ý, sơ đồ tư duy, khung chương trình,… hỗ trợ cho việc đọc và viết các ghi chú.
+ Sau buổi học đọc lại các nội dung trong các tài liệu đã được phát ra.
+ Ghi chú trong khi nghe giảng, đọc sách.
+ Chủ động đạt câu hỏi để giúp tập trung hơn trong môi trường ồn ào, sôi động.
+ Thêm các hình ảnh minh họa cho các bài biết bất cứ khi nào có thể.
+ Vẽ tranh ảnh bên lề sách, vở hoặc ghi chú.
+ Cố gắng hình dung, tưởng tượng ra chủ đề hoặc các vấn đề liên quan đến chủ đề đang thảo luận.

Người học theo cách học âm thanh (Auditory Learners)

Những người có khuynh hướng âm thanh thường thích truyền tải kiến thức thông qua nói và nghe và thường làm một công việc mới tốt nhất sau khi nghe hướng dẫn từ một chuyên gia. Đây là những người rất thoải mái với việc được nhận hướng dẫn bằng lời qua điện thoại và có thẻ nhớ được từ hoặc bài hát họ nghe.

Người học theo phương cách Auditory cần áp dụng những điều sau để có kết quả tốt:

+ Bắt đầu với việc xem qua mình sẽ học gì? Rút ra kết luận hoặc tóm tắt những gì vừa học.
+ Sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như Brainstorming, brainstorming, buzz groups, or Jeopardy.
+ Diễn đạt thành các câu hỏi.
+ Giao tiếp, thảo luận với nhiều giáo viên hoặc người khác.
+ Đạt ra các câu hỏi để xem xét càng nhiều khía cạnh của vấn đề càng tốt.

Người học theo cách học cảm xúc vận động (Kinesthetic Learners)

Những người này có khuynh hướng thích các hoạt động: Sờ, cảm giác, cầm, nắm, di chuyển và những hoạt động vẫn động khác. Họ dễ mất tập trung nếu có ít hoặc không có các kích thích bên ngoài hoặc vận động. Những người này có thể làm một công việc mới tốt nhất khi tự tay thực hiện và học trong quá trình làm. Đây là những người thích thử nghiệm nhũng cái mới và không bao giờ xem hướng dẫn trước.

Người học theo hướng Kinesthetic nên áp dụng những hoạt động sau:

+ Sử dụng các động tác di chuyển lúc học.
+ Sử dụng các bút đánh dấu nhiều màu sắc để làm nổi bật từ khóa học trong bài học.
+ Có thứ gì đó để chơi với đôi tay. Ví dụ như các quả bóng nhỏ, cây bút.
+ Thỉnh thoảng nghỉ ngơi bằng các bài tập kéo giãn như vươn vai, hít thở…
+ Chuyển thông tin từ dạng văn bản sang phương tiện khác như bàn phím, vẽ…
+ Thực hành những gì đã học

Trong thực tế, phương pháp học hiệu quả là sự kết hợp giữa cả ba phương cách trên. Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc từng cá nhân mà có thể có những người có xu hướng rất mạnh về một phương cách, ngược lại, có những người có phương pháp học là sự kết hợp giữa 2 và thậm chí 3 (rất ít) phương cách.

Khi bạn biết phương cách của mình, bạn sẽ hiểu cách học phù hợp nhất cho bạn. Điều này giúp cho bạn nâng hiệu quả học tập của mình lên cao nhất. Không có cách học đúng hay sai chỉ có cách học phù hợp với phương cách học của bạn nhất. Phương pháp VAK này có thể áp dụng cho bất kỳ môn học lĩnh vực nào mà bạn đang theo!.


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo